Giáo dục

This category contains 29 posts

9 kỹ năng “mềm” để thành công


Nguồn: Phước Đại – Theo Askmen

ky-nang-memBạn có những lá thư giới thiệu ấn tượng; bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, những văn bằng chứng chỉ giá trị cùng những mối quan hệ tốt. Nhưng bạn có tin không, chừng đó chưa đủ để bạn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp. Bạn còn cần có những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?

Kỹ năng “mềm” là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra nhằm khám phá các kỹ năng “mềm” của bạn.

Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng?

Tiếp tục đọc

Áp dụng mẹo cho phương pháp thuyết trình hiệu quả


Nguồn: http://goo.gl/77abdQ

Rất ít người có thể thực hiện một bài thuyết trình mà không cần đến các ghi chú. Ngay cả những chuyên gia có kinh nghiệm nhất thường cũng sẽ phải thực hiện ít nhất là một số hình thức thuyết minh thông qua các ghi chú giúp nhớ và hỗ trợ họ khi trình bày . Bạn cần phải biết khả năng của bạn và quyết định cách tốt nhất cần chuẩn bị khi thực hiện thuyết trình. Khi bạn lần đầu tiên bắt đầu cho bài thuyết trình bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn với các ghi chú chi tiết. Khi bạn đã trở nên có kinh nghiệm hơn bạn có thể thấy rằng việc sử dụng các ghi chú sẽ ít hơn và hiệu quả hơn.

1. Ghi chú toàn văn Tiếp tục đọc

Dạ thưa cô, 10 ạ!


TTCT – Thưa cô, có lẽ bây giờ cô đã quên học trò nhỏ ngày xưa của khóa học 1999-2000, nhưng hình ảnh cô vẫn không phai mờ trong tâm trí em.

Đó là năm em học lớp 4 và cô làm chủ nhiệm lớp em. Sáng hôm đó dạy môn toán, cô bảo: “Bài toán hôm nay rất khó và ít có bạn nào giải đúng lắm nên các em chú ý nghe giảng thật kỹ”. Cả lớp im phăng phắc, chú ý từng lời giảng của cô. Sau đó cả lớp bắt đầu làm kiểm tra. Em đã chăm chú nghe cô giảng và say mê tìm lời giải đến nỗi quên cả lật sách toán của mình ra để đọc đề, mà xem ké sách bạn kế bên đang mở sẵn.

Thật ra, em rất hào hứng đối với những bài toán khó thế này vì ngay từ buổi đầu đi học, môn toán đặc biệt cuốn hút em. Kiểm tra xong cả lớp nghỉ giải lao, cô ở lại chấm bài để kịp phát lại vào giờ học sau. Em rất hào hứng đợi kết quả vì đã tìm được lời giải dù chưa biết đúng hay không.

Tiếp tục đọc

Phản biện lại việc đưa nhóm ký tự F, J , Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-1jW

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 10/08/2011 có đăng bài F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái. M4Ps có vài suy nghĩ cá nhân về vấn đề này như sau:

Với quan điểm do môn Toán cần nên phải đưa nhóm ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt dù không hề dùng vào việc phát âm và chữ viết theo tôi là một điều hoàn toàn không nên. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ lớp 1, việc học và nhận diện mặt mặt chữ phải gắn liền với việc ghép vần. Đưa 4 chữ kia vào mà không phục vụ gì về việc ghép vần (dù đối với người lớn là điều hết sức bình thường) sẽ trở thành quá tải đối với trẻ lớp 1. Còn đưa vào để thay thế: phở = fở; giấy = jấy; quận = wận theo như 1 số ý kiến thì bản thân tôi vừa thấy kỳ kỳ, vừa không phục vụ gì CNTT mà ngược lại còn phải tốn tiền để chỉnh sửa lại tất cả bộ gõ tiếng việt vì không thế gõ trực tiếp fo73, wua65n (fowr, wuaajn) được. Rất may, thầy Quách Tuấn Ngọc đã trả lời, đưa vào chỉ để phục vụ CNTT chứ không làm thay đổi cách viết tiếng việt.

Với lý do phục vụ CNTT và môn Toán học, tôi có vài ý chia sẻ như sau:

Xem tiếp…

Ám ảnh hình phạt của thầy


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-1ef

Hãy luôn để hình ảnh người thầy sâu đậm trong lòng học trò

Hãy luôn để hình ảnh người thầy sâu đậm trong lòng học trò - Ảnh chỉ mang tính minh họa - Ảnh: P.Huy

PN – Không thuộc bài, bị thầy dùng compa đâm thẳng vào tay; bị bắt làm trâu bò cho các học sinh khác cưỡi vòng quanh lớp… “Đặc biệt” hơn, thầy giáo còn bắt học trò đứng trên bục giảng làm… bia cho các bạn bắn thun vào người… Những hình phạt “không giống ai” của những ông thầy “khác người” đã khiến học trò bị ám ảnh suốt đời.

Có nhiều hình phạt của giáo viên khiến học trò bị ám ảnh suốt đời. Kết quả khảo sát mới đây của Th.S Huỳnh Mộng Tuyền, Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp về ấn tượng của học trò đối với thầy cô, đã khiến nhiều người giật mình.

Xem tiếp…

Chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Vật lý và Cử nhân Vật lý


Theo quy trình xây dựng chuẩn đầu ra cho Sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Khoa Vật lý đã tiến hành các bước xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Sư phạm Vật lý nhằm đào tạo các sinh viên trở thành những giáo viên giảng dạy Vật lý ở trường THPT có đủ những tiêu chuẩn được quy định trong chuẩn đầu ra này.

Bên cạnh đó, Khoa cũng đã tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành Cử nhân Vật lý nhằm đào tạo các sinh viên có kiến thức chuyên sâu về ngành Vật lý nguyên tử hạt nhân để có thể làm việc trong những cơ sở có liên quan đến công nghệ nguyên tử, hạt nhân; đồng thời, các sinh viên ngành Cử nhân vẫn có đủ tiêu chuẩn để giảng dạy Vật lý tại các trường phổ thông.

Hiện tại, chuẩn đầu ra đang được hội đồng khoa học của Khoa chỉnh sửa, hoàn thiện và lấy ý kiến đóng góp, phản hồi của Sinh viên, Cựu sinh viên và các trường THPT. Sau đó, tiếp tục hoàn thiện và trình lên Hội đồng khoa học của Trường để thông qua chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo của trường.

Chính vì vậy, Ban chủ nhiệm khoa Vật lý rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, các ý kiến phản hồi của các em Sinh viên và các bạn cựu Sinh viên của Khoa để chuẩn đầu ra được hoàn thiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của Khoa và đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Đại học.

Trưởng Khoa

TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Tiếp tục đọc

Sinh viên sư phạm sợ làm chủ nhiệm lớp, do đâu?


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-13x

Đa số sinh viên sư phạm có kiến thức chuyên môn vững, tư cách đạo đức, tác phong chững chạc nhưng những kỹ năng liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp lại rất yếu.

Đó là kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khi tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên hướng dẫn của các trường có sinh viên thực thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Nội và sinh viên năm thứ 4 của 14 khoa trong trường.

Với công tác chủ nhiệm lớp, những cái “vướng” sinh viên thường gặp phải là việc lập kế hoạch, cách thức tổ chức… Cụ thể, sinh viên không biết lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm, không biết phải bắt đầu từ đâu, bắt đầu bằng việc làm gì và làm như thế nào. Sinh viên không biết cách tổ chức một giờ sinh hoạt lớp hay tổ chức các hoạt động theo chủ đề…

Tiếp tục đọc

Sam Calavitta – “nhà giáo dạy toán xuất sắc” của Mỹ (*)


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-Zi

Sam Calavitta. Ảnh: I.T

Sam Calavitta. Ảnh: I.T

Sam Calavitta, nguyên là kỹ sư, võ sư – cha của 9 đứa con vừa được nhận giải thưởng “nhà giáo dạy toán xuất sắc” của Hoa Kỳ. Bí quyết của ông là “làm cho người học thích học vì muốn tự mình khám phá”.

Ông xem toán học như một món ăn ngon, mời mọi người nếm thử, để thích thú muốn ăn nữa. Mỗi học sinh trung học, nếu muốn học thử, xin mời! Ông đặt cho mỗi em một cái tên: Bướm, Battman, Vô địch… và buổi học bắt đầu. Các câu hỏi vui xuất hiện trên màn hình, qua vi tính. Kiến thức toán được giảng dạy thông qua những bài toán nhỏ thiết thực và những câu đố. Học sinh hân hoan vỗ tay sau mỗi buổi học.

Xem tiếp…

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…