Tích phân đường theo tọa độ (Tp đường loại 2)

I. Bài toán dẫn đến khái niệm tích phân đường loại 2: Công của 1 lực biến đổi.

Trong Vật lý phổ thông, ta đã biết công A của 1 lực \overrightarrow{F} tác dụng lên 1 chất điểm M chuyển động trên đoạn đường thẳng từ B đến C được tính bởi công thức:

A = |\overrightarrow{F}|.|\overrightarrow{BC}|.cos\alpha , với \alpha = \widehat{(\overrightarrow{F},\overrightarrow{BC})}(1.1)

Hay ta có: A = \overrightarrow{F}.\overrightarrow{BC} (tích vô hướng giữa vectơ F và vectơ BC).

Bây giờ, bài toán đặt ra là cần tính công A của một lực \overrightarrow{F} tác dụng lên 1 chất điểm M chuyển động trên đoạn đường cong \widetilde{BC} từ B đến C.

Lực \overrightarrow{F} = \overrightarrow{F}(M) = \overrightarrow{F}(x,y) biến thiên liên tục dọc theo cung BC và có thành phần theo phương ngang (hình chiếu xuống trục Ox) là P(x,y) và thành phần theo phương đứng (hình chiếu xuống trục Oy) là Q(x,y) (chúng là những hàm số liên tục trên cung BC). Ta có:

\overrightarrow{F}(M) = \overrightarrow{F}(x,y) = P(x,y){\vec{i}} + Q(x,y){\vec{j}} (1.2)

trong đó \vec{i}, \vec{j} là các vectơ đơn vị trên hai trục Ox và Oy.

Chia cung BC 1 cách tùy ý thành n cung nhỏ bởi các điểm chia B=B_0, B_1, B_2, ... , B_n = C có các độ dài tương ứng là {\Delta}s_1, {\Delta}s_2, ... , {\Delta}s_n .

Xét cung nhỏ thứ i: \widetilde{B_{i-1}B_{i}} .

Trên cung đó, vì độ dài {\Delta}s_i khá bé nên có thể xem như cung \widetilde{B_{i-1}B_i} trùng với đoạn thẳng \overline{B_{i-1}B_i} và chất điểm M coi như chuyển động thẳng trên cung này. Ngoài ra, có thể xem như lực \overrightarrow{F} không đổi và bằng \overrightarrow{F}(M_i) với M_i(h_i;t_i) là 1 điểm tùy ý trên cung thứ i. Do đó, công của lực F tạo nên khi chất điểm M chuyển động dọc theo cung B_{i-1}B_{i} gần đúng bằng:

|{\overrightarrow{F}}(M_i)||{\overrightarrow{B_{i-1}B_i}}|cos{\alpha}_i=\overrightarrow{F}(M_i){\overrightarrow{B_{i-1}B_{i}}}=P(h_i;t_i){\Delta}x_i+Q(h_i;t_i){\Delta}y_i (1.3)

trong đó {\alpha}_i = \widehat{(\vec{F}(M_i);\vec{B_{i-1}B_i})} {\Delta}x_i = x_i - x_{i-1} , {\Delta}y_i = y_{i}-y_{i-1} , \forall i = \overline{1, n} là các hình chiếu của \widetilde{B_{i-1}B_{i}} xuống hai trục Ox và Oy. Do đó, công A của lực F tạo nên khi chất điểm chuyển động dọc theo cung phẳng từ B đến C được tính gần đúng bằng:

A_n = \sum\limits_{i=1}^n [P(h_i;t_i){\Delta}x_i + Q(h_i;t_i){\Delta}y_i] (1.4)

Khi tăng số phần chia n lên sao cho các cung \widetilde{B_{i-1}B_i} càng nhỏ lại thì sự sai biệt giữa An và A càng bé. Do đó, hiển nhiên công A do lực \overrightarrow{F} tạo ra được xem là giới hạn của An khi n \to \infty sao cho max{\Delta}s_i \to 0 . Vậy:

A={\underset{\underset{(n \to \infty)}{max{\Delta}s_i \to 0}}{\lim}}A_n

Hay: A={\underset{\underset{(n \to \infty)}{max{\Delta}s_i \to 0}}{\lim}}\sum\limits_{i=1}^n [P(h_i;t_i){\Delta}x_i + Q(h_i;t_i){\Delta}y_i] (1.5)

II. Tích phân đường loại 2:

1. Định nghĩa tích phân đường loại 2:

Cho các hàm P(x,y), Q(x,y) xác định trên cung \widetilde{BC} thuộc mặt phẳng (Oxy).

Từ biểu thức (1.5) nếu tổng An tiến đến 1 giới hạn xác định, không phụ thuộc vào cách chia cung BC và cách chọn điểm M_i trên mỗi cung nhỏ \widetilde{\frown}{B_{i-1}B_i} thì giới hạn đó được gọi là tích phân đường loại 2 (tích phân theo tọa độ) của hai hàm số P(x,y) và Q(x,y) dọc theo cung BC và được ký hiệu là:

\int\limits_{\widetilde{BC}} P(x,y)dx + Q(x,y)dy

2. Khái niệm cung trơn:

Giả sử cung \widetilde{AB} có phương trình \left\{\begin{array}{c} x = x(t) \\ y = y(t) \\ \end{array} \right. a \le t \le b

Cung \overset{\frown}{AB} được gọi là cung trơn nếu tồn tại các đạo hàm x'(t), y'(t) liên tục và không đồng thời bằng 0.

Cung AB được gọi là trơn từng khúc nếu ta có thể chia thành hữu hạn các cung trơn.

3. Định lý tồn tại:

Nếu các hàm số P(x,y) và Q(x,y) liên tục trong miền mở chứa cung \widetilde{AB} trơn từng khúc thì tồn tại tích phân đường loại 2 của P(x,y) và Q(x,y) dọc theo cung AB.

(ta công nhận kết quả này)

4. Tính chất:

1. Từ định nghĩa dễ thấy rằng: nếu ta đổi chiều trên cung từ C đến B thì các hình chiếu của vectơ \overrightarrow{B_{i-1}B_i} lên hai trục Ox, Oy đổi dấu, do đó: \int\limits_{BC} Pdx + Qdy = - \int\limits_{CB} Pdx + Qdy

2. Nếu P, Q khả tích trên cung AB và \widetilde{AB} được chia thành 2 cung \widetilde{AC} , \widetilde{CB} thì P, Q cũng khả tích trên 2 cung đó và khi ấy ta có: \int\limits_{AB} Pdx+Qdy = \int\limits_{AC} Pdx+Qdy = \int\limits_{CB} Pdx+Qdy

3. Tích phân đường có các tính chất như tích phân xác định.

Chú ý:

Hướng dương trên miền đa liên

Hướng dương trên miền đa liên

– Trong trường hợp cung \widetilde{AB} là đường cong kín L (điểm đầu trùng điểm cuối), ta có 2 hướng đi dọc theo cung đường cong kín trên. Khi đó, L là biên giới hạn của miền kín D, ta quy ước chọn chiều dương trên L là chiều sao cho 1 người đi  dọc trên biên sẽ thấy miền giới hạn D nằm về phía tay trái. Hướng ngược lại là hướng âm.

Trong trường hợp miền D là miền đơn liên, thì chiều dương chính là chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Khi đó, ta thường ký hiệu tích phân đường dọc theo đường cong kín L theo chiều dương là: \oint\limits_L P(x,y)dx+Q(x,y)dy

– Trong vật lý, thường ta hay gọi tích phân đường loại 2 là tích phân công và ký hiệu \int\limits_{\widetilde{AB}} \overrightarrow{F}.d{\overrightarrow{r}} , trong đó \overrightarrow{F} = (P(x,y);Q(x,y)) d{\overrightarrow{r}} = dx{\vec{i}} + dy{\vec{j}}

5. Cách tính (tính trực tiếp):

Để tính tích phân đường \int\limits_{AB} P(x,y)dx + Q(x,y) dy ta đưa về tích phân xác định (tích phân 1 biến).

Giả sử \widetilde{AB} là cung trơn, các hàm số P(x,y), Q(x,y) liên tục trên \widetilde{AB} . Ta có các trường hợp sau:

Th1: cung AB có phương trình tổng quát: y = y(x) . Điểm A ứng với x = x_A , điểm B ứng với x = x_B .

Khi đó, ta có công thức sau:

\int\limits_{AB} P(x,y)dx+Q(x,y)dy = \int\limits_{x_A}^{x_B} [P(x,y(x)) + Q(x,y(x)).y'(x)] dx

Th2: cung AB có phương trình tổng quát: x = x(y) . Điểm A ứng với y = y_A , điểm B ứng với y = y_B .

Khi đó, ta có công thức sau:

\int\limits_{AB} P(x,y)dx+Q(x,y)dy = \int\limits_{y_A}^{y_B} [P(x(y),y).x'(y) + Q(x(y),y)] dy

Th3: cung AB có phương trình tham số: x = x(t); y = y(t) . Điểm A ứng với t = t_A , điểm B ứng với t = t_B .

Khi đó, ta có công thức sau:

\int\limits_{AB} Pdx+Qdy = \int\limits_{t_A}^{t_B} [P(x(t),y(t)).x'(t) + Q(x(t),y(t)).y'(t)] dt

Nhận xét: Từ 3 trường hợp trên, nếu cung AB không có cùng 1 phương trình đường cong khi đi từ A đến B thì ta phải chia nhỏ cung AB thành các cung sao cho trên mỗi cung có cùng 1 pt đường cong.

Thảo luận

23 bình luận về “Tích phân đường theo tọa độ (Tp đường loại 2)

  1. thầy ơi thầy giúp em bài này được không ạ
    căn(x^2+y^2)ds với x^2+y^2=ax
    em cám ơn thầy ạ

    Thích

    Posted by quang | 22/06/2014, 17:55
  2. em thưa thầy , có bài giảng tích phân mặt loại 1 và 2 ko ạ, mấy phương pháp stock, green mở rộng nữa, sao em tìm mãi mà ko thấy

    Thích

    Posted by sinhviennguhock56 | 11/05/2012, 14:05
  3. e chào thầy,thầy có thể up lên mỗi dạng thêm vài ví dụ nữa được không thầy,e xin cảm ơn

    Thích

    Posted by nguyễn thanh tường | 10/03/2012, 09:46
  4. thầy ơi: thầy chỉ cách cho em xác định hướng viec to Pháp tuyến trong mặt 2, thi mặt nào la mặt trên, mặt nào là mặt dười, em nghe bạn bè nói, là khi nhìn theo hướng viecto nều gặp mặt nào trước thì nó là mặt dười còn lại là mặt trên có đúng không ak ?

    Thích

    Posted by Nguyễn văn Bảng | 22/12/2011, 23:06
    • e chào thầy rất vui khi được xem bài giagr thầy up lên,nhưng thầy có thể up them ví dụ cho moi dạng không ạ!nếu được như vậy e xin cảm ơn thầy rất nhiều !

      chân thành cảm ơn thầy!

      Thích

      Posted by nguyễn ngọc huân | 03/01/2012, 12:30

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…