Một số quy luật phân phối xác suất rời rạc

Để làm rõ những đặc điểm cơ bản của mỗi quy luật phân phối xác suất ta sẽ xuất phát từ các ví dụ có tính điển hình cho mỗi quy luật để làm cơ sở xây dựng những lược đồ khác nhau, từ đó đi đến các quy luật phân phối xác suất tương ứng với mỗi lược đồ.

Giả sử một tập hợp N phần tử. Trong đó có M phân tử mang tính chất B nào đó, còn N-M phần tử không mang tính chất B. Mỗi phép thử là việc lấy ngẫu nhiên từ tập hợp ra một phần tử. Theo những cách lấy khác nhau sẽ dẫn đến những lược đồ khác nhau và các quy luật phân phối xác suất khác nhau.

Trong phần này ta sẽ nghiên cứu một số quy luật phân phối xác suất thường gặp nhất đối với các đại lượng ngẫu nhiên rời rạc và liên tục. Điều đó làm cho việc phân loại các đại lượng ngẫu nhiên trong thực tế theo các quy luật phân phối xác suất được dễ dàng hơn.

4.1. Quy luật nhị thức B(n, p)

a) Bài toán:

Từ tập hợp gồm N phần tử trong đó có M phần tử có tính chất B nào đó, còn N-M phần tử không có tính chất B, ta lấy ngẫu nhiên có hoàn lại n phần tử. Nếu lấy theo phương thức này thì n phép thử nói trên sẽ độc lập với nhau vì việc lấy được phần tử có tính chất B, hay không có tính chất B trong mỗi lần lấy không ảnh hưởng đến khả năng lấy được phần tử có tính chất B hay không có tính chất B ở các lần lấy khác. Trong mỗi lần lấy chỉ có 2 trường hợp đối lập xảy ra. Hoặc biến cố A xảy ra (lấy được phấn tử có tính chất B) hoặc biến cố A không xảy ra (lấy được phần tử không có tính chất B).

Xác suất cho biến cố A xảy ra trong mỗi phép thử đều bằng p = \dfrac{M}{N} xác suất cho biến cố A không xảy ra cũng đều bằng\dfrac{N-M}{N} = 1 - p

Gọi X là số lần biến cố A xảy ra trong n phép thử, thì X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc nhận các giá trị có thể có 0, 1, 2, …, n. Như đã chứng minh ở chương II, xác suất để X nhận các giá trị tương ứng được tính bằng công thức Bernoulli:

P_x = P(X = x) = C_{n}^{x}{p^x}{(1-p)^{n-x}} (x = 0, 1, 2, ..., n) (1)

b) Định nghĩa: Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc X nhận một trong các giá trị có thể có (x = 0, 1, …, n;) với các xác suất tương ứng được tính theo công thức (1) gọi là phân phối theo quy luật nhị thức với các tham số là n và p. Quy luật nhị thức được ký hiệu là B(n, p)

Nói cách khác, phân phối nhị thức gắn liền với việc lặp lại n lần một phép thử có hai sự kiện đối lập (thành công và thất bại; xảy ra và không xảy ra) với X là số lần thành công. Việc lặp lại ở đây có nghĩa là dãy phép thử được tiến hành trong cùng điều kiện và độc lập với nhau.

Như vậy bảng phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên X phân phối theo quy luật nhị thức có dạng:

\begin{array}{c|cccccc} x & 0 & 1 & 2 & 3 & { \dots} & n \\ \hline P_x & {C_{n}^{0}{p^0}{q^n}} & {C_{n}^{1}{p^1}{q^{n-1}}} & {C_{n}^{2}{p^2}{q^{n-2}}} & {C_{n}^{3}{p^3}{q^{n-3}}} & { \dots} & {C_{n}^{n}{p^n}{q^{0}}} \\ \end{array}

Trong thực tế, nhiều khi ta cần tính xác suất để đại lượng ngẫu nhiên X phân phối theo quy luật nhị thức (ký hiệu là X ~ B(n, p)) nhận giá trị trong khoảng [x, x + h] (với h nguyên dương và h ≤ n – x). Khi đó ta có thể tính xác suất này theo công thức:

P(x \le X \le x + h) = P_x + P_{x+1} + ... + P_{x+h} (2)

Trong đó: P_x, P_{x+1},  P_{x+h} được tính theo công thức (1).

Thật vậy biến cố (x ≤ X ≤ x + h) có thể tách thành tổng của h +1 biến cố xung khắc từng đôi là (X = x), (X = x +1), …, (X = x + h); do đó áp dụng định lý cộng xác suất với các biến cố đó ta có:

P(x \le X \le x + h) \\ = P(X = x) + P(X = x +1) + ... + P(X = x + h) \\ = P_{x} + P_{x+1} + ... + P_{x+h} (3)

Ví dụ 1:Gieo 4 hạt đậu, xác suất để 1 hạt cho cây ra hoa vàng là 0.75, ra hoa trắng là 0.25. Số cây đậu ra hoa vàng X có phân phối nhị thức B(4;0.75)

Ta có:

\begin{array}{c | c c c c c} x & 0 & 1 & 2 & 3 & 4 \\ \hline P & {0.25^4} & {4.0.75.0.25^3} & 6.{0.75}^2{0.25}^2 & {4.(0.75)^{3}.0.25} & {0.75^4} \\ \end{array}

Ví dụ 2: Một phân xưởng có 5 máy hoạt động độc lập, xác suất để trong một ngày mỗi máy bị hỏng đều bằng 0,1. Tìm xác suất để:

a) Trong một ngày có 2 máy hỏng.

b) Trong một ngày có không quá 2 máy hỏng.

Giải:

Nếu coi sự hoạt động của mỗi máy là một phép thử, ta có 5 phép thử độc lập. Trong mỗi phép thử chỉ có 2 trường hợp: hoặc máy hỏng hoặc không. Xác suất hỏng của mỗi máy đều bằng 0,1. Gọi X là số máy hỏng trong một ngày thì X phân phối theo quy luật nhị thức với các tham số n = 5, p = 0,1 (tức là X ~ B(5; 0,1)).

Do đó xác suất để trong một ngày có 2 máy hỏng là xác suất để X = 2. Theo công thức (3.2) ta có:

P(X = 2) = C_{5}^2(0,1)^2(0,9)^3 = 0,0729

Xác suất để trong ngày có không quá 2 máy hỏng là xác suất để X nhận giá trị trong khoảng [0, 2]. Theo công thức (3.3) ta có:

P(0 \le X \le 2) = P_{0} + P_{1} + P_{2}

P_0 =  C_5^0.(0,1)^0(0,9)^5 = 0,59049

P_1 = C_5^1(0,1)^1(0,9)^4 = 0,32805

Vậy: P(0 ≤ X ≤ 2) = 0,59049 + 0,32805 + 0,0729 = 0,99144

Thảo luận

49 bình luận về “Một số quy luật phân phối xác suất rời rạc

  1. Giúp em với thầy!!!!

    Trong 10000 sản phẩm công ty X có 2000 sản phẩm loại A. Tìm xác xuất để trong 400 sản phẩm sản xuất ra:
    a. Có 81 sản phẩm loại A.
    b. Có từ 70 đến 100 sản phẩm loại A.
    c. Có từ 70 đến 100 sản phẩm không phải loại A.

    Thích

    Posted by Khai | 13/11/2016, 21:06
  2. giúp em bài này ạ
    website cho phép người dùng download tài liệu được đặt trên đó. website cung cấp cho ng có nhu cầu download mỗi tài liệu 1 mã xác nhận để thực hiện thủ tục truy cập. mã xác nhận này đc 1 chương trình chon ngẫu nhiên là 1 dãy có thứ tự gồm 4 chữ số.(từ 0 dến 9) .hãy tính xác suất của các sự kiện:
    a, người truy cập nhận đc 1 mã xác nhận gồm 4 chữ số khác nhau

    Thích

    Posted by Bảo Yến | 27/08/2015, 10:17
  3. thầy cho em hỏi bài này được k ạ? Mai em thi rồi mà dạng này em không làm được :
    Đề: Chiều cao của 1 loại cây gỗ tuân theo Quy luật phân phối chuẩn với chiều cao TB là 15m và độ lệch tiêu chuẩn là 0,8m.
    c/ 1 cây gỗ được gọi là đạt tiêu chuẩn khai thác nếu chiều cao của nó nằm trong khoảng 14,8m -> 15,9m. Tính xác suất để trong 10 cây gỗ khai thác có 8 cây đạt tiêu chuẩn.
    Em xin cảm ơn ạ.

    Thích

    Posted by Nhật Vũ | 24/04/2015, 21:12
  4. Có 2 lô sản phẩm. Mỗi lô có 10 sản phẩm, lô thứ I có 4 sản phẩm loại 1, lô thứ II có 2 sản phẩm loại 1. Từ lô thứ I lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm và từ lô thứ II lấy ngẫu nhiên 4 sản phẩm. Gọi X là số sản phẩm loại 1 trong 5 sản phẩm lấy ra từ 2 lô .
    a) Lập luận phân phối X
    b) Tính P (x>=2)
    Thầy (cô) ơi cho em hỏi, đối với bài này phương pháp giải như thế nào? em xin cảm ơn!

    Thích

    Posted by Kim Chi | 03/04/2015, 23:24
  5. Thầy cho em hỏi
    Hai cầu thủ thực hiện mỗi người 2 cú sút bóng về khung thành. Giả sử xác suất sút bóng thành công của 2 người lần lượt là 0,7 và 0,8. Gọi X là tổng số sút bóng thành công của 2 cầu thủ. Chứng tỏ rằng X không có phân phối nhị thức.

    Đã thích bởi 1 người

    Posted by Nguyễn Thị Hồng Phương | 28/03/2015, 10:30
  6. lô hàng gồm 5 sản phẩm, trong đó có 2 sản phẩm loại 1. Hai người A và B thay phiên nhau A lấy trước 1 sản phẩm rồi B lấy 1 sản phẩm. Mỗi người thay phiên nhau lấy đến khi được sản phẩm loại 1 thì dừng. Gọi X1 vs X2 lần lượt là số sản phẩm do A và B lấy được.
    a, Tìm luật phân phối của X1, X2
    b, Tìm luật phân phối của Z=X1.X2

    Thích

    Posted by rua | 11/11/2013, 11:47
  7. còn bt này nữa giúp em với :
    có hai người chơi cờ cho đến khi dành được thắng lợi thì thôi. trong đó điều kiện để đối thủ 1 thắng là phải thắng 3 ván và đối thủ 2 thắng là phải thắng 4 ván ( ko có hòa). biết rằng xác suất thắng mỗi ván của đối thủ 1 là p và của đối thủ 2 là q=1-p. tìm xác suất sao cho thắng lợi thuộc về đối thủ 1.
    em sắp kiểm tra rùi mà thấy bt khó quá à!hu.help me!hic

    Thích

    Posted by tran tinh | 23/02/2012, 22:06
    • chia trường hợp người 1 thắng nhé :
      thắng trong 3 ván : p^3
      thắng trong 4 ván : 3*p^3*(1-p) ( vì ván thứ 4 thắng và thua 1 trong 3 ván đầu )
      thắng trong 5 ván : 4C2 * p^3 * (1-p)^2
      thắng trong 6 ván : 5C3 * p^3 *(1-p)^3
      xong rồi nhé.

      Thích

      Posted by Hải Phạm Lê | 03/10/2012, 09:17

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…