Khoa học

This category contains 51 posts

9 kỹ năng “mềm” để thành công


Nguồn: Phước Đại – Theo Askmen

ky-nang-memBạn có những lá thư giới thiệu ấn tượng; bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, những văn bằng chứng chỉ giá trị cùng những mối quan hệ tốt. Nhưng bạn có tin không, chừng đó chưa đủ để bạn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp. Bạn còn cần có những kĩ năng “mềm”.

Thế nào là những kỹ năng “mềm”?

Kỹ năng “mềm” là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra nhằm khám phá các kỹ năng “mềm” của bạn.

Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng?

Tiếp tục đọc

Chỉ cần 20 phút mỗi ngày


(bài viết của tác giả Trần Đắc Luân trên tạp chí Doanh nhân Sài Gòn/Forbes)

timeflies20 phút mỗi ngày, với khoảng thời gian đó có người sẽ đủ, có người không đủ cho họ làm những điều quan trọng nhất của mỗi ngày trong vòng 20 phút. Nguyên tắc thành công ở đây muốn nói đến là bạn nên tập trung vào công việc quan trọng giải quyết trước, đừng lao đầu vào công việc mà hãy tạo động lực, năng lượng cho ngày mới.

Quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả trong 1 ngày

Dù là buổi sáng vội vàng tới công sở hay lúc chiều mau chóng rút về thì chúng ta vẫn thường rơi vào trạng thái chăm chăm “đến đó” hay “rời khỏi đó”. Ta quên mất rằng, có những điều nho nhỏ nhưng lại khiến cuộc sống trở nên giản dị, cân bằng và hiệu quả công việc cũng gia tăng.

Không phải cứ cố gắng làm càng nhiều càng tốt. Quan trọng là bạn hoàn thành được bao nhiêu việc và dấu ấn của những công việc đó như thế nào. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, tác giả bài báo này đã chia sẻ kinh nghiệm của anh trong việc sử dụng 20 phút mỗi ngày (10 phút đầu ngày và 10 phút cuối ngày) để đạt hiệu quả tối đa trong công việc.

Bắt đầu bằng…

Đừng check email, tin nhắn hay Facebook vào buổi sáng

Tiếp tục đọc

Phản biện lại việc đưa nhóm ký tự F, J , Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-1jW

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 10/08/2011 có đăng bài F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái. M4Ps có vài suy nghĩ cá nhân về vấn đề này như sau:

Với quan điểm do môn Toán cần nên phải đưa nhóm ký tự F, J, Z, W vào bảng chữ cái tiếng Việt dù không hề dùng vào việc phát âm và chữ viết theo tôi là một điều hoàn toàn không nên. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ lớp 1, việc học và nhận diện mặt mặt chữ phải gắn liền với việc ghép vần. Đưa 4 chữ kia vào mà không phục vụ gì về việc ghép vần (dù đối với người lớn là điều hết sức bình thường) sẽ trở thành quá tải đối với trẻ lớp 1. Còn đưa vào để thay thế: phở = fở; giấy = jấy; quận = wận theo như 1 số ý kiến thì bản thân tôi vừa thấy kỳ kỳ, vừa không phục vụ gì CNTT mà ngược lại còn phải tốn tiền để chỉnh sửa lại tất cả bộ gõ tiếng việt vì không thế gõ trực tiếp fo73, wua65n (fowr, wuaajn) được. Rất may, thầy Quách Tuấn Ngọc đã trả lời, đưa vào chỉ để phục vụ CNTT chứ không làm thay đổi cách viết tiếng việt.

Với lý do phục vụ CNTT và môn Toán học, tôi có vài ý chia sẻ như sau:

Xem tiếp…

Hướng dẫn ứng phó sự cố hạt nhân


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-1gW

M4Ps xin chia sẻ và giới thiệu tài liệu hướng dẫn ứng phó sự cố hạt nhân. Đây là tài liệu được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Việt Nam (VARANS) dịch sang tiếng Việt từ tài liệu ‘Ứng phó sự cố hạt nhân’ (Responding to a Nuclear Emergency) do Cơ quan An toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản (NISA) xuất bản với mục đích hướng dẫn người dân cách đối phó khi sự cố hạt nhân xảy ra.

Xem tiếp…

Graphene giúp 2 nhà khoa học gốc Nga đoạt giải Nobel Vật lý 2010


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-1cJ

16h45′ chiều nay, ngày 05.10.2010, Giải Nobel Vật lý năm nay đã chính thức vinh danh 2 nhà khoa học Andre Geim và Konstantin Novoselov với công trình “groundbreaking experiments regarding the two-dimensional material graphene” (thí nghiệm mang tính đột phá về việc tìm ra vật liệu graphene 2 chiều).

TS Konstantin Novoselov (trái) và GS Andre Geim. Nguồn: manchester.ac.uk

Xem tiếp…

Những phát hiện tình cờ mà vĩ đại


Shortlink:

Thomas Edison từng nói : “Tất cả mọi thứ đến với người xông xáo trong khi chờ đợi”. Nhưng có phải mọi sự tiến bộ luôn luôn có chủ ý? Đôi lúc thiên tài bộc phát không phải do chọn lựa, mà bởi một sự tình cờ của số phận, như 10 phát minh dưới đây.

Lò vi sóng

Ảnh: MSNBCPercy Spencer một kỹ sư thuộc tập đoàn công nghiệp và nhà thầu quốc phòng Raytheon của Mỹ, được biết đến như là một thiên tài về điện tử. Năm 1945, khi đang thay thế ống kiểm soát điện từ magnetron phát ra vi sóng được sử dụng trong ruột của mảng radar, Spencer thấy có một cảm giác là lạ trong túi quần của mình. Nghe tiếng kêu xèo xèo, Spencer ngừng tay và thấy thanh chocolate trong túi bắt đầu tan chảy. Khi phát hiện bức xạ vi sóng của ống magnetron là thủ phạm gây ra “sự cố” trên, Spencer lập tức nhận ra khả năng ứng dụng nó vào lĩnh vực nấu nướng. Kết quả là lò vi sóng ra đời, trở thành cứu tinh của những người muốn dùng bữa ăn nhanh và nóng sốt.

Xem tiếp…

Thuyết tương đối của Einstein đúng trong vũ trụ


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-14k

Các nhà khoa học Mỹ lại ghi thêm điểm mới cho thuyết tương đối của nhà bác học Albert Einstein.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 11/3 đã khẳng định thuyết khoa học này đúng tuyệt đối trong vũ trụ.

Reinabelle Reyes, nhà khoa học thuộc Đại học Princeton (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh đây là lần thử nghiệm đầu tiên với những tiêu chuẩn khắt khe nhất đối với thuyết tương đối ở bên ngoài Hệ Mặt Trời với khoảng cách 3,5 tỷ năm ánh sáng từ Trái Đất.

Đọc tiếp>>…

Những ‘bữa tiệc’ thiên văn năm 2010


Shortlink: http://wp.me/p8gtr-13N

Năm 2010 hứa hẹn có những “bữa tiệc” thiên văn kỳ thú như nhật thực, nguyệt thực, mưa sao băng hay sự xuất hiện của những hành tinh trong hệ Mặt Trời…

Cuộc gặp giữa các vì sao

Theo thạc sĩ Phan Văn Đồng, Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam, năm 2010 là năm chứng kiến rất nhiều sự gặp gỡ của các vì sao. Cuối tháng 3 đến giữa tháng 4/2010 (từ ngày 28/3 – 12/4), sao Kim và sao Thuỷ ”cặp kè”. Hai hành tinh này tạo thành cặp đôi về phía bầu trời Tây Bắc ngay sau khi Mặt trời lặn.

Trong khoảng thời gian trên, hai hành tinh này sẽ chỉ cách nhau không quá 5 độ. Sao Kim ở về bên trái và hơi cao hơn sao Thủy một chút và đương nhiên sao Kim sáng hơn sao Thủy.

Xem tiếp>>…

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…