Bổ túc về Giải tích Tổ hợp

1. TẬP HỢP:

Tập hợp là một nhóm các đối tượng có chung một số các tính chất nhất định nào đó. Mỗi đối tượng thuộc tập hợp được gọi là phần tử của tập hợp.

Các ví dụ về tập hợp:

– Tập hợp sinh viên trong trường đại học nào đó.

– Tập hợp N mọi số tự nhiên.

– Tập hợp R mọi số thực.

Muốn xác định một tãp hợp, có thể dùng một trong hai cách:

a) Liệt kê mọi phần tử của nó, chẳng hạn: A = {a, b, c, d} là tập hợp bốn chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái tiếng Việt.

b) Chỉ ra một đặc tính đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Thí dụ: B = \{x \in \Re : |x| \le 2 \} là tập hợp số thực thỏa mãn tính chất -2 \le x \le 2 .

Tập hợp có số phần tử hữu hạn được gọi là tập hợp hữu hạn. Còn tập hợp có số phần tử là vô hạn được gọi là tập hợp vô hạn.

Tập hợp vô hạn được chia làm hai loại:

Tập hợp vô hạn đếm được. Thí dụ: tập hợp tất cả các số nguyên dương: 1, 2, 3, …

Tập hợp vô hạn không đếm được. Thí dụ: tập hợp tất cả các điểm của một đường thẳng, tập hợp tất cả các số thực trong khoảng (0, 2) là những tập hợp không đếm được.

2. QUY TẮC NHÂN:

Quy tắc nhân được phát biểu như sau:

Một công việc nào đó được chia làm hai giai đoạn, có n1 cách hoàn thành giai đoạn I và có n2 cách hoàn thành giai đoạn II. Khi đó sẽ có tất cả: n = n1.n2 cách hoàn thành công việc.

Thí dụ: Ta muốn đi từ vị trí A đến vị trí B. Trên đường đi ta muốn ghé qua vị trí C. Có 2 cách đi từ A đến C và có 3 cách đi từ C tới B. Ki đó ta có tất cả n = 2.3 = 6 cách đi khác nhau từ A đến B.

Một cách tổng quát, ta phát biểu quy tắc nhân:

Giả sử một công việc nào đó được chia làm k giai đoạn. có n1 cách hoàn thành giai đoạn thứ I, có n2 cách hoàn thành giai đoạn thứ II,…, có nk cách hoàn thành giai đoạn cuối cùng. Khi đó sẽ có tất cả: n = n_1n_2...n_k = \prod\limits_{i=1}^k n_i cách hoàn thành công việc.

3. CHỈNH HỢP:

3.1. Định nghĩa:

Chỉnh hợp chập k của n phần tử (k \le n ) là một nhóm có thứ tự gồm k phần tử khác nhau được chọn từ n phần tử đã cho.

Thí dụ: cho ba phần tử 2,3,5. Các chỉnh hợp chập 2 của 3 phần tử đó là: 23, 25, 32, 35, 52, 53.

Như vậy từ n phần tử ta có thể tạo nên nhiều chỉnh hợp chập k khác nhau. Chỉnh hợp này khác chỉnh hợp kia hoặc bởi có ít nhất một phần tử khác nhau hoặc chỉ do thứ tự  sắp xếp.

Số chỉnh hợp chập k của n phần tử được ký hiệu là: A_n^k

3.22. Công thức tính:

A_n^k = \dfrac{n!}{(n-k)!} (1.1)

Trong đó: n! = n(n -1)(n -2) … 2.1 ; 0! = 1

3.3 Thí dụ: Mỗi lớp phải học 6 môn, mỗi ngày học 2 môn. Hỏi có bao nhiêu cách xếp thời khóa biểu trong mỗi ngày.

Giải: Vì mỗi cách xếp thời khóa biểu trong một ngày là việc ghép 2 môn trong số 6 môn học. Các cách này do ít nhất 1 môn khác nhau hoặc chỉ do thứ tự sắp xếp trước sau giữa hai môn. Vì thế mỗi cách sắp xếp ứng với một chỉnh hợp chập 2 từ 6 phần tử.

Do đó có tất cả: A_6^2 = \dfrac{6!}{(6-2)!} = 30 cách

4. CHỈNH HỢP LẶP:

4.1 – Định nghĩa:

Chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử là một nhóm có thứ tự gồm k phần tử lấy từ n phần tử đã cho, trong đó mỗi phần tử có thể có mặt 1, 2, …, k lần trong nhóm tạo thành.

Vì mỗi phần tử có thể xuất hiện nhiều lần trong một chỉnh hợp lặp, nên k có thể lớn hơn n. Chẳng hạn cho ba phần tử 2, 3, 5. Các chỉnh hợp lặp chập 2 của ba phần tử sẽ là:

22 23 25

32 33 35

52 53 55

Số chỉnh lặp chập k của n phần tử được ký hiệu là: \overline{A}_n^k

4.2 – Công thức tính:

Ta thành lập công thức tổng quát để tính \overline{A}_n^k . Muốn vậy ta lập luận như sau: để có một chỉnh hợp lặp chập k ta có thể chọn phần tử thứ nhất theo n cách. Phần tử thứ hai cũng có n cách chọn … phần tử thứ k cũng có n cách chọn ( vì mỗi phần tử có thể chọn lại nhiều lần). Vì vậy theo quy tắc nhân ta có: n . n … n = cách thành lập một chỉnh hợp lặp chập h khác nhau từ n phần tử đã cho.

Do đó: \overline{A}_n^k = n^k (1.3)

4.3 Thí dụ: Để đăng ký mỗi loại máy mới người ta dùng 3 con số trong 9 con số 1 … 2 … 9. Hỏi có thể đánh số được bao nhiêu máy.

Giải: Ở đây mỗi số của máy là một chỉnh hợp lặp chập 3 từ 9 phần tử đã cho. Vậy có thể đánh số được: \overline{A}_9^3 = 9^3 = 729 máy.

5. HOÁN VỊ:

5.1 – Định nghĩa:

Hoán vị của n phần tử là một nhóm có thứ tự gồm đủ mặt n phần tử đã cho.

Số hoán vị của n phần tử được ký hiệu là P_n

5.2 – Công thức tính:

Theo định nghĩa ta thấy các hoán vị của n phần tử chỉ khác nhau bởi thứ tự sắp xếp giữa các phần tử mà thôi. Một hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử. Do đó:
P_n = A_n^n = \dfrac{n!}{(n-n)!}= \dfrac{n!}{0!} = n!

Vậy P_n = n! (1.4)

5.3 Thí dụ: Một bàn có 4 học sinh ngồi. Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi?

Ta thấy mỗi cách xếp chỗ cho 4 học sinh là một hoán vị của 4 phần tử. Do đó số cách sắp xếp là: P_4 = 4! = 24 cách

6. TỔ HỢP:

6.1 – Định nghĩa:

Tổ chập k của n phần tử (k \le n ) là một nhóm không phân biệt thứ tự gồm k phần tử khác nhau chọn từ n phần tử  đã cho.

Số tổ hợp chập k của n phần tử được ký hiệu là C_n^k

6.2 – Công thức tính:

Từ  định nghĩa tổ hợp ta thấy tổ hợp cũng chính là một chỉnh hợp (không lặp). Nhưng các chỉnh hợp nếu chỉ khác nhau về thứ tự  sắp xếp của các phần tử được coi như cùng một tổ hợp mà thôi.

Giả sử từ n phần tử ta có thể thành lập C_n^k tổ hợp chập k khác nhau. Ta đem hoán vị các phần tử trong các tổ hợp này thì mỗi tổ hợp sẽ tạo ra k! chỉnh hợp, mà ta có tất cả C_n^k tổ hợp. Vậy ta có đẳng thức:

C_n^kk! = A_n^k \Rightarrow C_n^k = \dfrac{A_n^k}{k!}= \dfrac{n!}{k!(n-k)!}

6.3 Thí dụ: Có mười đội bóng đá thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn một lượt (tức hai đội bất kỳ trong mười đội bóng này phải thi đấu với nhau một trận). Hỏi phải tổ chức bao nhiêu trận đấu.

Giải: Ta thấy mỗi trận đấu giữa hai đội bóng là một tổ hợp chập 2 của 10 phần tử (vì hai đội thi đấu với nhau thì không cần phân biệt thứ tự). Do đó số trận đấu cần tổ chức là: C_{10}^2 = \dfrac{10!}{2!(10-2)!} = \dfrac{10!}{2!8!} = \dfrac{9.10}{2} = 45

6.4 – Các tính chất của tổ hợp:

1) C_n^k = C_n^{n-k}
Chứng minh: C_n^{n-k} = \dfrac{n!}{(n-k)![n-(n-k)]!} = \dfrac{n!}{(n-k)!k!} = C_n^k
2) C_n^k = C_{n-1}^k + C_{n-1}^{k-1}
3) C_n^0 = 1 ; C_n^n = 1 ; C_n^1 = n

7. CÔNG THỨC NHỊ THỨC NEWTON:

Nhị thức Newton là lũy thừa bậc nguyên dương của tổng hai số hạng (a+b)^n trong đó a, b là hằng số thực tùy ý, n = 1, 2, 3, …

(a+b)^n = C_n^0a^n + C_n^1a^{n-1}b + ... + C_n^{n-1}ab^{n-1} + C_n^nb^n

\Rightarrow (a+b)^n = \sum\limits_{k=0}^nC_n^ka^{n-k}b^k

Thảo luận

75 bình luận về “Bổ túc về Giải tích Tổ hợp

  1. Thầy giúp e bài này với, e cảm ơn

    Trong ba tháng cuối năm biết rằng có 5 máy bị hỏng. Tìm xác suát để không có ngày nào có quá 1 máy bi hỏng

    Thích

    Posted by Hà Phương | 18/03/2015, 13:00
  2. Nhờ thầy giải dùm e bài này với:
    Đa giác đều có 2n đỉnh. Có bao nhiêu tam giác, bao nhiêu hình chữ nhật được tạo thành từ đỉnh của đa giác?

    Thích

    Posted by hoa | 22/12/2014, 20:13
  3. Thầy ơi giúp em câu này với ạ!
    Xếp 10 cuốn sách vào 4 ngăn sách của một giá sách. Có bao nhiêu cách xếp nếu:
    Các cuốn sách là khác nhau nhưng vị trí trong ngăn là không quan trọng?
    Em cảm ơn thầy nhiều ạ!

    Thích

    Posted by ThienTu | 13/04/2014, 19:01
  4. Dua vao yeu cau cua bai toan, ban se co 3 truong hop sau:
    1/ 01 nu toan va 02 nam ly: 3C1*5C2=30 cach.
    2/ 01 nu toan, 01 nam toan va 01 nam ly: 3C1*4C1*5C1=60 cach
    3/ 02 nu toan va 01 nam ly: 3C2*5C1= 15 cach
    Tong cong: 30+90+15=105 cach.

    Chuc ban vui ve.

    Thích

    Posted by Quang Vu | 28/02/2014, 02:02
  5. thay oi cho e hoi bai nay tai sao co cach giai nay lai khong dung:
    de bai: cho 3 nha toan nu,4 nha toan nam,5 nha vat li nam, hoi co bao nhieu cach lap 1 doan cong tac gon 3 nguoi, co ca li toan nam nu
    loi giai
    chon 1 nha toan hoc nu co so cach 3C1
    chon 1 nha vat li nam co so cach :5C1
    chon 1 nguoi con lai trong 10 nguoi(2 nu toan, 4 nam toan,5 li nam) co so cach chon 10C1
    vay co 3C1*5C1*10C1=150 cach
    (tai sao cach nay lai sai sai o dau va cach sua the nao, trong khi cach dung ch ra 105 cach)

    Thích

    Posted by vi | 06/10/2013, 20:28
  6. Vi so can lap phai chia het cho 10 nen chu so cuoi cung cua 4 so abcd la so 0, coan 3 so abc. Ma tu 7 so con lai vao 3 vi tri abc tuc ta hoan vi 7 con so con lai do vao 3 vi tri abc ta duoc 7p3= 210.
    tu day so cach chon tu 8 so da cho lam thanh 4 so chia het cho 10 la 210*1=210

    Thích

    Posted by Thien xu binh minh | 19/10/2012, 06:02
  7. thầy ơi, giúp em bài này với!
    Cho 8 chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7. Từ 8 chữ số trên có thể lập được bao nhiêu số, mỗi số gồm 4 chữ số, đôi một khác nhau và chia hết cho 10.
    Cảm ơn thầy!

    Thích

    Posted by Đặng Công Chánh | 07/03/2012, 20:54
    • so co 4 chu so ma chia het cho 10 thi so tan cung phai la so 0. tuc la 3 so con lai phai la to hop cua 7 so con lai.
      dung cong thuc to hop c3 cua 7. ket qua bang 35 canh

      Thích

      Posted by nguyenthivui.k55@hus.edu.vn | 21/10/2012, 14:33

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…