Khoa học

Bí mật thú vị về kính thiên văn Galilei

Shortlink: http://wp.me/p8gtr-XP

GalileoKính thiên văn Galile ngày nay được nhắc đến như một dụng cụ quan sát thiên văn mang tính cách mạng làm thay đổi “vị trí của Trái Đất trên thiên đường”.

Nhưng theo các nhà sử học, khi Galileo Galile giới thiệu chiếc kính thiên văn đầu tiên của mình cho các nghị sĩ thành Venice, ông đã không nói nó là dụng cụ quan sát bầu trời mà là một thiết bị giúp quan sát xa hơn, giúp phát hiện tàu bè Thổ Nhĩ Kỹ trong cuộc cạnh tranh diễn ra trên biển.

Theo Alan Chapman, ĐH Oxford, chiếc kính được giới thiệu với Nghị viện Venice từ góc độ thương mại hơn là khoa học. Sự giàu có và sức mạnh của thành phố cảng này phụ thuộc vào sự buôn bán trên biển, mà lúc bấy giờ đang bị Thổ Nhĩ Kỳ cạnh tranh.

Để thuyết phục Nghị viện Venice tài trợ cho mình, Galile giới thiệu chiếc kính có tác dụng phát hiện kẻ thù. Ông đã đưa một số nghị sĩ lên trên một tháp chuông ở Venice, nơi có thể thấy tàu bè qua lại ngoài cảng và cho thấy khả năng phóng đại hình ảnh của chiếc kính này. Ngay lập tức, Nghị viện Venice đã có ý định tài trợ cho Galile khi ông trình bày dụng cụ cải tiến này của mình.

Là một giáo sư Toán tại ĐH Padua, Galile đã chế tạo kính thiên văn của mình trên cơ sở chiếc ống nhòm của một đạo diễn kịch người Hà Lan, Johann Lippershey. Làm từ gỗ và da, kính thiên văn Galile có độ phóng đại 8 lần, vật kính lồi và thị kính lõm, cho hình ảnh phóng đại cùng chiều.

Tuy có sự ra mắt khác mục đích nhưng đến khi hoàn thiện, chiếc kính thiên văn của Galile hoàn thành nhiệm vụ khai sáng nhận thức về vũ trụ cho loài người.

Vào thời kỳ đó, hầu hết châu Âu đều công nhận sự giải thích của Nhà thờ Công giáo La Mã về sự sáng thế, trong đó Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.

Bằng kính thiên văn Galile, các nhà khoa học phát hiện sao Kim cũng có các pha giống Mặt trăng, điều này đảo lộn quan niệm Trái đất là tâm của vũ trụ

Bằng kính thiên văn Galile, các nhà khoa học phát hiện sao Kim cũng có các pha giống Mặt trăng, điều này đảo lộn quan niệm Trái đất là tâm của vũ trụ

Tuy nhiên, bằng kính thiên văn, các nhà khoa học quan sát sao Kim và nhận thấy, ngôi sao này có các pha giống như các pha Mặt Trăng hàng tháng. Điều này chỉ có thể giải thích nếu Mặt Trời là trung tâm của Thái Dương Hệ. Chiếc kính đã làm đảo lộn niềm tin về thuyết Địa tâm.

Ngoài phát hiện trên, kính thiên văn còn giúp Galile quan sát và phát hiện các vệ tinh của sao Mộc hay bề mặt Mặt trăng không nhẵn như tưởng tượng ban đầu của con người và dải Ngân Hà là tập hợp của vô vàn các ngôi sao.

Nguồn: Vũ Lộc  – Báo Đất Việt (theo National Geographic)


Các bài viết khác:

About 2Bo02B

Nguyễn Vũ Thụ Nhân (Mr) Lecturer Physics Department. HCMC University of Pedagogy

Thảo luận

Không có bình luận

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…