Thư giãn, Vẻ đẹp Toán học

HẰNG SỐ KAPREKAR – MỘT CON SỐ THẦN KỲ

Hôm nay , 29/03/2015 là một ngày rất đặc biệt. Bạn biết vì sao không? Hãy theo dõi các bước sau đây để có câu trả lời nhé!

1- Đảo lộn thứ tự các chữ số ngày tháng sao cho mình chọn được 2 con số lớn nhất và nhỏ nhất từ việc đảo lộn này. Ta có: 9320 và 0239

2- Lấy số lớn nhất trừ đi số nhỏ nhất: 9320 – 0239 = 9081

3- Lặp lại bước 1 và 2 đối với hiệu số vừa thu được. Như vậy ta có các bước sau:

9810 – 0189 = 9621

9621 – 1296 = 8325

8532 – 2358 = 6174

7641 – 1467 = 6174

7641 – 1467 = 6174

Bạn đã thấy gì chưa? Bạn thu được số 6174 ở phép trừ thứ 5. Dĩ nhiên là bắt đầu từ đây bạn sẽ dậm chân tại chỗ, không thu được số nào khác ngoài hằng số này. Chính điều này, mà ngày hôm nay rất đặc biệt đó !!!!

Hihihi, xin lỗi đã lừa bạn. Bởi, hổng nói thế làm sao bạn đọc tới dòng này phải không?

Có thể điều này chỉ là sự trùng hợp, không có gì đáng lạ lắm. Nhưng điều kỳ diệu chính là: nếu ngay từ đầu bạn chọn một số bất kỳ nào khác (dĩ nhiên là phải có 1 trong 4 chữ số khác 3 số còn lại rùi) thì cuối cùng bạn cũng sẽ phải dậm chân tại hằng số 6174, chứ không phải một số nào khác! Đó chính là hằng số Kaprekar. Nếu không tin bạn cứ thử xem. Và bạn sẽ không phải mất thời gian tính toán vì với bất kỳ số nào, bạn cũng sẽ chỉ mất tối đa 7 bước (7 phép trừ) để đi đến kết quả cuối cùng.

Kaprekar là tên của một nhà toán học nghiệp dư người Ấn Độ đã phát hiện ra hằng số này vào năm 1946.

Quy luật này không chỉ dành cho các số 4 chữ số, mà còn có các “hằng Kaprekar” khác dành cho các số có 2, 3, 5, 6,… chữ số. Bạn thử tìm các hằng số này xem!

About 2Bo02B

Nguyễn Vũ Thụ Nhân (Mr) Lecturer Physics Department. HCMC University of Pedagogy

Thảo luận

Không có bình luận

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…