Khoa học, Life's Art, nguyên tắc sáng tạo

Đi học hạnh phúc ở Harvard

Giảng viên Tal Ben-Shahar cho rằng bí quyết của hạnh phúc là “đơn giản hóa mọi việc” - Ảnh: NPR

Giảng viên Tal Ben-Shahar cho rằng bí quyết của hạnh phúc là “đơn giản hóa mọi việc” - Ảnh: NPR

TT – Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng khó khăn, “khóa học hạnh phúc” hay còn gọi là “tâm lý tích cực” đang rất được yêu thích tại Đại học Harvard danh tiếng của Mỹ.

Ở một lớp học hạnh phúc, ánh sáng mờ dần, giảng viên TalBen-Shahar hướng dẫn học viên ngồi thiền vài phút, thở và thả lỏng cơ thể. “Cứ để cơ thể thoải mái. Hãy cảm nhận những gì bạn đang cảm nhận. Cứ thư giãn đi, cho mình cảm giác thư giãn”.

Buổi học kéo dài hơn một giờ, sinh viên phấn khích và mỉm cười. Giảng viên giao bài tập về nhà là phải tạo ra một hệ thống thói quen cho mình. Trong vòng 21 ngày, họ làm cụ thể những gì họ muốn. Ví dụ tập thể dục hằng ngày, tập yoga, tập vẽ, gặp và trò chuyện với một người mới, không cắn móng tay…

Tìm lại sự tích cực

Lời khuyên của TS Ben-Shahar

* Hãy cho phép mình là một con người bình thường, chấp nhận các tâm trạng như sợ hãi, lo lắng, buồn bã như một lẽ tự nhiên phải có. Chúng ta dễ dàng vượt qua tâm trạng đó hơn.

* Hạnh phúc là sự giao thoa giữa hài lòng và ý nghĩa của sự việc diễn ra với mình. Dù ở nhà hay ở nơi làm việc, mục tiêu là kết hợp các hoạt động sao cho mình vừa thích làm, vừa quan trọng cho bản thân.

* Luôn nghĩ rằng hạnh phúc phụ thuộc cách mình nghĩ, không phải là hiện trạng của mình hay tình trạng của tài khoản ngân hàng.

* Đơn giản hóa! Thường thì chúng ta quá bận bịu, thích làm nhiều thứ hơn nữa trong khi thời gian có hạn. Số lượng ảnh hưởng tới chất lượng.

* Thể hiện lòng biết ơn ở bất kỳ đâu có thể. Học cách trân trọng những điều tuyệt vời của cuộc sống, từ con người tới thức ăn, từ thiên nhiên tới một nụ cườ

Năm 2006, khóa học đặc biệt này chỉ có tám học viên mà có đến hai người bỏ ngang giữa chừng. Năm 2007, số học viên lên hơn 200 và năm 2008 hơn 900 người. Những sinh viên của Harvard, vốn được coi là những nhà lãnh đạo tiềm năng, đang tỏ ra đặc biệt thích thú với khái niệm “tự giúp đỡ bản thân”, trước khi họ tạo ảnh hưởng tới cộng đồng.

Nhiều học viên phản hồi là họ ăn uống tốt hơn, ngủ tốt hơn, tập thể dục đầy đủ hơn, có các mối quan hệ mới. Điều quan trọng nhất là họ cảm nhận rõ hơn mình muốn gì, trong cuộc sống điều gì quan trọng với mình. Thậm chí có nhiều người đánh giá môn tâm lý học tích cực là môn hay nhất mà họ học được ở Harvard.

Hầu hết các lớp học khác ở Harvard đều dạy sinh viên làm thế nào để nghĩ hiệu quả, đọc hiệu quả, viết hiệu quả. Vậy thì họ cần học ở đâu để sống hạnh phúc hơn? Tiến sĩ Ben-Shahar là người muốn thấy sinh viên hạnh phúc hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong môi trường học thuật nhiều căng thẳng và cạnh tranh như Harvard, ông thậm chí còn muốn Harvard xây dựng một trung tâm hạnh phúc.

Harvard đang mở rộng khóa học tới nhiều đối tượng hơn, như mở khóa học online, dù học phí không rẻ. Mỗi khóa không chứng chỉ giá hơn 800 USD, có chứng chỉ giá khoảng 1.700 USD.

Lớp học về tâm lý tích cực đã trở thành lớp có lượng sinh viên theo học lớn nhất ở Harvard, hơn cả khóa kinh tế học nhập môn. “Tâm lý lãnh đạo” là khóa học có sinh viên đăng ký theo học đông thứ ba.

Dừng lại và thở

Marty Seligman, giáo sư Đại học Pennsylvania, được xem là cha đẻ của bộ môn tâm lý học tích cực trên thế giới khi lần đầu tiên ông giảng dạy khóa học này vào năm 2003. Nhưng chính tiến sĩ, giảng viên Ben-Shahar là người giúp khóa học trở nên phổ biến ở Đại học Harvard. Theo Shane Lopez, phó giáo sư tại Đại học Kansas, trong vài năm qua các lớp học tâm lý đã được giảng dạy ở hàng trăm trường của Mỹ. Nhưng với lượng sinh viên đăng ký lớn như ở Harvard, giảng viên Tal Ben-Shahar đang là nhân vật nổi bật.

Ben-Shahar là tác giả cuốn sách Happier: Learn the secrets to daily joy and lasting fulfillment (Hạnh phúc hơn: học những bí mật để thưởng thức cuộc sống và giữ gìn, cảm nhận hạnh phúc). Khi phát hành, cuốn sách đã gây tiếng vang lớn. Ông kết hợp nhiều nghiên cứu tâm lý trước đây để xây dựng nội dung khóa học tại Harvard, sao cho khái niệm “tự mình giúp mình” trở thành khái niệm được nhiều người hiểu đúng. “Một cuộc sống đầy đủ và thăng hoa”, theo ông, phụ thuộc rất nhiều vào cách người ta nhìn nhận cuộc sống đó. Học viên tập trung suy nghĩ điều gì khiến họ cảm thấy hạnh phúc, thay vì những gì có thể khiến họ đau khổ.

Khóa học nhận được hưởng ứng rất tích cực từ sinh viên. “Tâm lý học tích cực có thể là một lớp ở Harvard mà tất cả sinh viên cần đăng ký theo học – Nancy Cheng, sinh viên theo ngành sinh học, nói – Trong cuộc sống quay cuồng quá nhanh và cạnh tranh này, biết khi nào “dừng lại và thở” đặc biệt quan trọng. Một lớp học dạy các kỹ năng tự giúp đỡ bản thân đặc biệt tốt cho các môi trường đầy tính cạnh tranh”.

Những kết quả nghiên cứu cho thấy người hạnh phúc (hay suy nghĩ tích cực) thường làm việc hiệu quả hơn. Những người viết nhật ký hằng đêm trong vòng sáu tháng để ghi lại điều tốt đẹp trong ngày thì hạnh phúc, lạc quan và khỏe mạnh về thể chất hơn những người không viết.

Nguồn: HẠNH NGUYÊN – Tuổi Trẻ

(Theo New York Times, Boston Globe)

About 2Bo02B

Nguyễn Vũ Thụ Nhân (Mr) Lecturer Physics Department. HCMC University of Pedagogy

Thảo luận

1 bình luận về “Đi học hạnh phúc ở Harvard

  1. Qua việc sưu tầm những bài báo , mình nghĩ, bạn là người “đầy triết lý”

    Thích

    Posted by huynhcam | 28/04/2009, 08:12

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 786 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…