Khoa học

Hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp

Với những ngành học có thời gian 4, 5 năm thì hiện nay đa số các bạn năm cuối đang chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp Đại học và Cao học. Tuy nhiên, do không nắm rõ các quy định về hình thức trình bày nên hầu như đa số các bạn đều rất lúng túng. Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp bảng hướng dẫn hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp để các bạn tham khảo và đỡ tốn công sức và tiền bạc khi phải in đi, in lại nhiều lần.

Đầu tiên, Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.

Luận văn đóng bìa cứng màu xanh biển, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt xem phụ lục 2, trang phụ bìa (title page) xem phụ lục 3, mục lục xem phụ lục 1. (Việc đóng bìa cứng tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi khoa, mỗi trường. Có nhiều trường yêu cầu bìa ứng màu đỏ nâu, cũng có trường chỉ yêu cầu 1 cuốn đóng bìa nhũ mà thôi. ).

Ngoài ra, mỗi trường sẽ có 1 quy định riêng (như làm bảng tóm tắt luận văn) nhưng hầu như về hình thức trình bày thì quy định của các trường là khá giống nhau , do tuân thủ theo quy định chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Cụ thể như sau:

1. Soạn thảo văn bản:

Luận văn sử dụng chữ Times New Roman, bảng mã Unicode cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ bình thường, không được nén hoặc dãn khoảng cách giữa các chữ, đặt ở chế độ 1.5 Lines, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng hạn chế trình bày theo cách này. Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 ´ 297 mm).

2. Tiểu mục:

Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình:

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.

Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.

Các bảng rộng vẫn trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210mm. Chú ý gấp trang giấy sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Tuy nhiên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.

Đối với những trang giấy có chiều đứng hơn 297mm (bản đồ, bản vẽ…) thì có thể để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau của luận văn. Các hình vẽ phải sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề, cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận văn.

Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình vẽ bảng biểu đó, ví dụ “… được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “xem Hình 3.2” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận văn.

Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận văn.

Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).

4. Viết tắt:

Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn.

5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn:

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ ra nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm luận văn nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.

Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ chỗ trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn.

Cách sắp xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem phụ lục 4. Việc trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41], [42].

6. Phụ lục của luận văn:

Phần này bao gồm nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh … . Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn.

Trên đây, là một số quy định chung theo hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và được áp dụng cho các luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ở các trường. Các bạn có thể tải về bản hướng dẫn chi tiết và đính kèm các phụ lục minh họa hướng dẫn chi tiết từng mục ở trên tại đây.

About 2Bo02B

Nguyễn Vũ Thụ Nhân (Mr) Lecturer Physics Department. HCMC University of Pedagogy

Thảo luận

6 bình luận về “Hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp

  1. Trước đây em viết trong trang của thầy với bút danh là Huong Tran thầy ạ. Hì, nhưng cứ để thế mọi người đều nghĩ là Hương hết, ko ai nghĩ tên em là thế này!

    Thích

    Posted by Hướng | 06/05/2009, 19:50
    • He, Thầy cũng bất ngờ đấy, lúc trước, em trao đổi với mấy bạn thì thầy cũng lờ mờ đoán ra, nhưng không chắc chắn lắm. Chào mừng em lại ghé thăm ngôi nhà nhỏ này. Chúc em vui

      Thích

      Posted by 2Bo02B | 06/05/2009, 21:50
  2. Hôm nay em mới lại ghé thăm trang web của thầy.
    Bài viết rất bổ ích thầy ạ. 🙂

    Thích

    Posted by Hướng | 06/05/2009, 19:48
  3. Chúng em là các sinh viên lớp Lý 4 Cử nhân sắp làm luận văn, xin cảm ơn thầy về bài viết trên.
    Thầy cho chúng em hỏi thêm là Trường Đại học Sư phạm TPHCM, khoa Vật lý có qui định riêng gì không ạ?
    Chúc thầy nhiều sức khỏe.

    Thích

    Posted by Minh Lộc | 05/02/2009, 14:52
    • Thường thì đây là quy định chung nên hầu như không có thay đổi gì nhiều. Các em cứ yên tâm chuẩn bị nội dung luận văn cho thật tốt. Phần trình bày thế nào giáo viên hướng dẫn cũng sẽ góp ý cho em. Yên tâm nhé

      Thích

      Posted by 2Bo02B | 05/02/2009, 20:31

Trackbacks/Pingbacks

  1. Pingback: Trình bày luận văn « - 09/05/2009

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…