Hàm số khả vi và vi phân toàn phần

Ta đã biết rằng khái niệm đạo hàm riêng cho chúng ta biết được tốc độ thay đổi của hàm số khi cho 1 trong các biến số thay đổi giá trị.  Bây gờ, chúng ta sẽ nghiên cứu sự thay đổi của hàm số 2 biến z = f(x,y) khi cho cả hai biến số thay đổi.

Xét hàm số z = f(x,y) (x_0 ; y_0) là điểm thuộc miền xác định D. Ta cho x, y thay đổi 1 lượng tương ứng {\Delta}x , {\Delta}y sao cho (x_{0} + {\Delta}x ; y_{0} + {\Delta}y) \in D. Khi đó, giá trị của hàm số sẽ thay đổi một lượng:

{\Delta}f(x_0;y_0) = f(x_0+{\Delta}x ; y_0+{\Delta}y) - f(x_0 ; y_0)

1. Định nghĩa 1:

Hàm số f(x;y) được gọi là khả vi tại điểm (x_0;y_0) nếu số gia toàn phần {\Delta}f(x_0;y_0) có thể biểu diễn được dưới dạng:

{\Delta}f(x_0;y_0) = A.{\Delta}x +B.{\Delta}y +{\alpha}.{\Delta}x + {\beta}.{\Delta}y (1)

trong đó A, B là những số không phụ thuộc Δx, Δy; còn α, β → 0 khi Δx, Δy → 0

Khi đó, đại lượng A.Δx +B.Δy được gọi là vi phân toàn phần của hàm số f(x;y) tại (x_0;y_0) ứng với các số gia Δx, Δy và được ký hiệu df(x_0;y_0)

Ví dụ:

Xét hàm số z = x^3 + y^3 . Ta có:

{\Delta}f(x_0;y_0) = (x_0 + {\Delta}x)^3 + (y_0 + {\Delta}y)^3 - x_0^3 - y_0^3

Hay:

{\Delta}f(x_0;y_0) = 3x_0^2.{\Delta}x + 3y_0^2.{\Delta}y + 3x_0.{\Delta}x^2 + 3y_0.{\Delta}y^2 + {\Delta}x^3 + {\Delta}y^3

Do đó:

A = 3.x_0^2 ; B = 3.y_0^2, {\alpha} = 3x_0.{\Delta}x + {\Delta}x^2 ; {\beta} = 3y_0.{\Delta}y + {\Delta}y^2

Cho nên hàm số khả vi tại (x_0;y_0) df(x_0;y_0) = 3x_0^2.{\Delta}x + 3y_0^2.{\Delta}y

Nhận xét:

1. Xét {\alpha}.{\Delta}x + {\beta}.{\Delta}y = \left({\alpha}.{ \dfrac{{\Delta}x}{\rho}} + {\beta}.{ \dfrac{{\Delta}y}{\rho}} \right).{\rho} , {\rho} = \sqrt{{\Delta}x^2 + {\Delta}y^2}

Cho {\Delta}x \to 0 , {\Delta}y \to 0 thì \rho \to 0 . Khi đó, áp dụng bất đẳng thức B.C.S và giới hạn kẹp ta có:

0 \le \epsilon = \left | {\alpha}.{ \dfrac{{\Delta}x}{\rho}} + {\beta}.{ \dfrac{{\Delta}y}{\rho}} \right| \le \sqrt{{\Delta}x^2 + {\Delta}y^2} \to 0

Do đó, ε là VCB khi ρ → 0.

Vì vậy, biểu thức (1) có thể viết dưới dạng:

{\Delta}f(x_0;y_0) = A.{\Delta}x +B.{\Delta}y +{\theta}{\rho} , 0(ρ) là vô cùng bé bậc cao hơn ρ.

2. Ta không thể dùng định nghĩa để xét sự khả vi của hàm số z = sinx.cosy như ở ví dụ 1 được. Tổng quát, chỉ có thể áp dụng định nghĩa để xét sự khả vi cho những hàm số dạng đa thức, còn các hàm số khác thì không thể dùng định nghĩa để khảo sát sự khả vi tại 1 điểm. Vì vậy, ta cần phải tìm một công cụ khác để giải quyết vấn đề này.

3. Hàm số z = f(x,y) được gọi là khả vi trên miền D nếu nó khả vi tại mọi điểm thuộc D.

2. Định lý 1: (Điều kiện cần để hàm số khả vi)

Nếu hàm số z = f(x,y) khả vi tại (x_0;y_0) thì nó liên tục tại điểm đó.

Chứng minh:

Vì hàm số khả vi, nên từ công thức (1) ta có:

\lim\limits_{{\Delta}x , {\Delta}y \to 0} {\left[f(x_0+{\Delta}x ; y_0+{\Delta}y) - f(x_0 ; y_0)\right]} = 0

Vậy: \lim\limits_{{\Delta}x , {\Delta}y \to 0} f(x_0+{\Delta}x ; y_0+{\Delta}y) = f(x_0 ; y_0)

Do đó, hàm số liên tục tại (x_0; y_0) .♦

Nhận xét:

1. Nếu hàm số f(x;y) không liên tục tại (x_0;y_0) thì sẽ không khả vi tại điểm đó.

2. Hàm số khả vi trên miền D thì liên tục trong miền đó.

3. Định lý 2:

Nếu f(x;y) khả vi tại (x_0;y_0) thì nó có các đạo hàm riêng f '_x , f '_y tại (x_0; y_0) và chúng tương ứng bằng A và B trong biểu thức 1 của định nghĩa hàm số khả vi.

Chứng minh:

Thật vậy, từ công thức (1) ta cho \Delta y = 0 , ta được:

f(x_0 +{\Delta}x; y_0) -f(x_0;y_0) = A.{\Delta}x +{\alpha}.{\Delta}x

trong đó α →0 khi Δx → 0.

Do đó:

\lim\limits_{{\Delta}x \to 0} { \dfrac{f(x_0+{\Delta}x ; y_0) - f(x_0 ; y_0)}{{\Delta}x}} = \lim\limits_{{\Delta}x \to 0} (A + \alpha ) = A

Vậy f'_x (x_0; y_0) = A

Hoàn toàn tương tự ta có: f'_y (x_0; y_0) = B

Nhận xét:

1. Như vậy, nếu hàm số f(x,y) khả vi tại (x_0;y_0) thì vi phân toàn phần của hàm số tại (x_0; y_0) được xác định bởi:

df(x_0;y_0) = { \dfrac{{\partial}f}{{\partial}x}}. {\Delta}x + { \dfrac{{\partial}f}{{\partial}y}}. {\Delta}y

2. Khác với hàm số 1 biến (nếu hàm số có đạo hàm thì sẽ khả vi), nếu hàm số hai biến số f(x,y) có các đạo hàm riêng tại $latex(x_0;y_0) thì chưa chắc nó đã khả vi tại điểm đó. Ta xét hàm số sau:

G(x;y) = \left \{ \begin{array}{cc}  { \dfrac{xy}{x^2  + y^2}} & ,(x,y) \ne (0;0) \\ 0 & , (x,y) = (0;0) \end{array}  \right.

Theo định nghĩa đạo hàm riêng, ta có:

G_x(0;0) = \lim\limits_{h \to 0} { \dfrac{G(h,0) - G(0;0)}{h}} = \lim\limits_{h \to 0} { \dfrac{G(h,0)}{h}} = 0

Tương tự ta có: G_y(0;0) = 0 nhưng hàm số G(x;y) không liên tục tại (0; 0) (xem phần giới hạn hàm nhiều biến) nên không khả vi tại (0;0)

4. Định lý 3 (Điều kiện đủ để hàm số khả vi)

Cho hàm số f(x;y) có các đạo hàm riêng trong một miền D chứa điểm M(x_0;y_0) . Nếu các đạo hàm riêng ấy liên tục tại M thì hàm số khả vi tại điểm đó.

5. Các ví dụ:

1. Cho hàm: f(x;y) = \left\{\begin{array}{cc} { \dfrac{2xy}{x^2+y^2}} & \text{khi} (x;y) \ne (0;0) \\ 0 & \text{khi} (x;y) = (0;0) \\ \end{array} \right.

Tính { \dfrac{{\partial}f}{{\partial}x}}(0;0) { \dfrac{{\partial}f}{{\partial}y}}(0;0) . Hàm có khả vi tại (0;0) hay không?

Giải

Để tính các đạo hàm riêng tại (0;0) ta phải dùng định nghĩa mà không thể thế giá trị (0;0) vào biểu thức đạo hàm

Ta có:

{ \dfrac{\partial f}{\partial x}}(0;0) = \lim\limits_{h \to 0} { \dfrac{f(0+h;0)-f(0;0)}{h}} = \lim\limits_{h \to 0} { \dfrac{0 - 0}{h}} = 0

tương tự: { \dfrac{{\partial}f}{{\partial}y}}(0;0) = \lim\limits_{h \to 0}{ \dfrac{f(0;0+h)-f(0;0)}{h}} = \lim\limits_{h \to 0}{ \dfrac{0 - 0}{h}} = 0

Mặc dù, hàm số có 2 đạo hàm riêng tại (0;0) nhưng không khả vi tại điểm đó vì hàm số đã cho không liên tục tại (0;0). Thật vậy: xét điểm (x;y) tiến về điểm (0;0) theo đường thẳng y = kx ta có.

\lim\limits_{(x;y) \to (0;0)}f(x;y) = \lim\limits_{x \to 0} { \dfrac{2x.kx}{x^2+k^2x^2}} = { \dfrac{2k}{k^2+1}}

Vậy giá trị giới hạn phụ thuộc vào hệ số k nện giới hạn không tồn tại.

Do đó: \lim\limits_{(x;y) \to (0;0)} f(x;y) \ne f(0;0) = 0

Nên hàm số không liên tục tại (0;0) và do đó nó không khả vi tại (0;0)

2. Tìm vi phân của hàm số: z = ln(x+ \sqrt{x^2+y^2})

Hàm số luôn xác định và liên tục với mọi (x;y) \ne (0;0) nên khả vi tại mọi điểm (x;y) \ne (0;0) . Khi đó ta có:

df = { \dfrac{dx}{\sqrt{x^2+y^2}}}+{ \dfrac{ydy}{\left(x+\sqrt{x^2+y^2}\right){\sqrt{x^2+y^2}}}}

Thảo luận

30 bình luận về “Hàm số khả vi và vi phân toàn phần

  1. em thua thay thay giup em bai voi ak
    tim a b de
    [axcos(x^2+3y^2)+2.3^^(2x-y)]dx+[6ycos(x^2+3y^2)+b.3^^(2x-y)]dy la vi phan toan phan cua 1 ham U(x,y) nao do

    Thích

    Posted by nguyen chien thang | 28/05/2012, 01:25
  2. thầy giải giúp em bài này với ạ.
    Xét tính khả vi của hám số:
    F(x,y) = (xy)/căn của (x^2+y^2) nếu (x,y) # 0
    0 nếu (x,y) = 0
    Em cảm ơn thầy!

    Đã thích bởi 1 người

    Posted by tuấn | 30/12/2011, 15:30
  3. Thầy ơi, hướng dẫn giúp em bài này với:
    Tìm tốc độ thay đổi cùa hàm f(x,y,z)= x^2-y+z tại điểm (1,1,1) theo hướng vuông góc với mặt X^2 +y^2 -z =1 tại điểm (1,-1,1)
    em cảm ơn thầy!!

    Thích

    Posted by Minh Thanh | 14/12/2011, 10:54
  4. thưa thầy em mong thầy cho em phương pháp cụ thể để chứng minh hàm số khả vi.em cảm ơn thầy rất nhiều

    Thích

    Posted by phạm thu | 24/11/2011, 05:09
  5. em thưa thầy vậy muốn kết luận hàm số có khả vi không thì bước một là minh phải chứng minh hàm số đó có đaoh hàm riêng và đạo hàm riêng tại mọi (x,y) # (o, o). sau đó mới đến điểm (o,o) ạ?. ( điểm (o,o) là điểm mà đầu bài cho sẵn)

    Thích

    Posted by choxinh | 22/05/2011, 23:00
  6. Thầy giúp giùm em bài này :
    Tìm a để hàm số f(x) =sinx – ax/x^2 (x#0) khả vi tại x=0
    f(x) = 0 (x=0)

    Thích

    Posted by ox_ngo | 18/01/2011, 08:08
  7. với cách giải của thầy ứng dụng vói hàm 2 biến,mở rộng với hàm n biến, xét tính khả vi có làm tương tự không ạ?thầy có thể cho em một vd minh họa không ạ?em cảm ơn thầy nhìu

    Thích

    Posted by dao thi loan | 13/01/2011, 11:45
    • Sự khả vi của hàm 2 biến khác với sự khả vi của hàm 1 biến. Nhưng sự khả vi của hàm nhiều biến thì hoàn toàn tương tự nhau. Do đó, em có thể mở rộng với hàm n biến.

      Thích

      Posted by 2Bo02B | 13/01/2011, 21:24
  8. thầy ơi biểu thức này từ đâu có vậy thày em ko hiểu
    f(x0+h)-f(x0)=f'(x0).h + a.h

    Thích

    Posted by Nguyen thanh canh | 26/10/2010, 08:46
  9. thầy ơi em ko biết câu này thầy chỉ hướng cho em với:
    cho ham số f:[a,b], chứng minh nếu f khả vi tại x0 thì liên tục tại x0
    thay oi giúp em voi, em cám ơn thầy nhiều

    Thích

    Posted by Nguyen thanh canh | 21/10/2010, 19:56
    • Em sử dụng định nghĩa về hàm số khả vi tại x0, em sẽ có:
      f(x_0+h) - f(x_0) = f'(x_0).h + \alpha . h , với \alpha \to 0 khi h \to 0
      Từ điều trên, em dễ dàng có được: \lim\limits_{h \to 0} f(x_0+h) - f(x_0) = 0
      Hay: \lim\limits_{h \to 0} f(x_0+h) = f(x_0)
      Điều này, chứng tỏ f liên tục tại x0.

      Thích

      Posted by 2Bo02B | 21/10/2010, 21:26
  10. thầy giúp em giải bài này
    tìm vi phân toàn phần: z=(x2+x+xy)ngũ(x-y+1)
    em cảm ơn thầy

    Thích

    Posted by phu | 03/06/2010, 21:56
  11. Cảm ơn thầy. Em đã tìm được câu trả lời cho mình (by counter-evidence method).

    Thích

    Posted by Duc Lam | 29/05/2010, 10:39

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…