Thư giãn

Tạo cây thông Noel với 7 miếng ghép kỳ diệu

Bạn có biết trò chơi ghép hình từ  7 miếng cắt ra từ  các hình chữ nhật hay hình vuông không. Đây là một trò thư  giãn rất thú vị, đồng thời, cũng tạo cho bạn những sự  sáng tạo độc đáo, cũng như làm tăng khả năng phán đoán nhận xét của mình.

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng M4Ps quá lời khi gọi đây là 7 miếng ghép kỳ diệu.  Nhưng bạn hãy khám phá nó thử 1 lần xem, bởi vì, mỗi cách ghép khác nhau sẽ tạo nên rất nhiều hình ảnh như ngôi nhà, cây cảnh, con vật, thậm chí đã có người xếp được hình bản đồ Việt Nam với 7 miếng ghép  được tạo thành từ hình chữ nhật…

Tuy nhiên, nếu phải xếp thành 1 hình theo yêu cầu cho trước thì đây là 1 điều khá khó khăn, đòi hỏi bạn phải vận dụng hết mọi khả năng quan sát và trí tưởng tượng của mình.

Đây là trò chơi vốn được các sinh viên khoa Toán K.24 (1998 – 2002) yêu thích, và chính nó cũng đã hạ gục rất nhiều Thầy, Cô và cựu sinh viên khoa Toán trong lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Khoa Toán – Tin trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM (11 – 2001).

7 miếng ghép kỳ diệu

7 miếng ghép kỳ diệu

Thông qua bài viết này, M4Ps mong muốn giới thiệu trò chơi này bằng cách thách đố các bạn tạo được cây thông Noel để mừng giáng sinh và năm mới 2009. Bạn hãy quan sát 7 miếng ghép được cắt ra từ hình vuông bên phải và tạo thành 1 cây thông Noel cho riêng mình nhé. Hoặc bạn cũng có thể tạo ra ngôi nhà có ống khói để ông già Noel gửi quà cho bạn nhé.

Nhìn vào hình chắc có lẽ bạn cũng đoán được các miếng ghép trên được tạo như thế nào rồi phải không? Này nhé:

– Đầu tiên, chia hình chữ nhật thành 2 phần 1 và 2 bằng 2 đường chéo của hình vuông.

– Đoạn thẳng chia phần số 7 với các phần còn lại được nối bởi 2 trung điểm M, N của 2 cạnh hình vuông.

– Từ N, bạn kẻ đường thẳng song song với đường chéo thứ 2. Giao điểm của đường thẳng này với đường chéo thứ nhất sẽ cho bạn miếng ghép thứ 6.

– Cuối cùng, từ K, bạn kẻ đường thẳng đứng và cắt đường chéo thứ nhất sẽ được các miếng ghép 3, 4, 5 còn lại.

Nào, bây giờ bạn thử trổ tài làm 1 cây thông Noel thật dễ thương cho mình đi nào!

M4Ps hy vọng các bạn sẽ thích thú và có những giây phút thư  giãn với trò chơi thú vị này. Cũng như  sẽ nhận được các lời thách đố của các bạn về việc tạo ra các hình ảnh khác nhau từ 7 miếng ghép này.

2Bo02B

About 2Bo02B

Nguyễn Vũ Thụ Nhân (Mr) Lecturer Physics Department. HCMC University of Pedagogy

Thảo luận

6 bình luận về “Tạo cây thông Noel với 7 miếng ghép kỳ diệu

  1. Đợt trước có thằng nhóc đem cái hộp gỗ có 7 miếng ra, xong sau đó, đố 4 thằng tụi em xếp lại được vào trong hộp. Nhìn đơn giản vậy mà loay hoay mãi chẳng thể nào xếp được. Đó là lần đầu tiên em chơi trò này. hoho

    Thích

    Posted by Sa Huỳnh | 02/09/2011, 16:52
  2. xin chao! neu cac anh chi nao biet thi dum ghep dum mot cay thòng cho ngay le giang sinh cam on nhieu.

    Thích

    Posted by yennhi | 08/11/2009, 10:40
  3. Đến hôm nay mới nhớ trò chơi này chúng ta thường gọi với tên gọi là Trí Uẩn. Thêm 1 địa chỉ chơi online trò tangram nè bạn: http://games.ztor.com/tang/
    Bạn cũng có thể tải chương trình về máy để chơi offline cũng tại địa chỉ trên

    Thích

    Posted by 2Bo02B | 01/01/2009, 20:29
  4. Hehe, trò này tui cũng khoái lắm đây. Đố mọi người xếp được hình con thiên nga, con mèo, ngọn nến, hình người đang khiêu vũ đó. Thử xem nào!!!

    Thích

    Posted by Origami | 23/12/2008, 23:24
  5. hehe, mình cũng thích trò này, nhưng giá mà còn phiên bản online thì ok hơn 😦

    Thích

    Posted by 3conference | 23/12/2008, 18:38

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 787 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…