Toán học

Số nguyên tố cắt trái

Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ 1 chút khái niệm về số nguyên tố hỉ? Prime Number là số chỉ chia hết cho 1 và chính nó mà thôi.

Thế còn số nguyên số cắt trái và số nguyên tố cắt phải?

Hơi lạ nhỉ! Nó là gì?

Số nguyên tố cắt trái là số nguyên tố mà nếu ta cứ lần lượt bỏ đi các chữ số ở bên trái số đó thì ta sẽ thu được các số mới cụng là số nguyên tố.

Ví dụ: số 113 là số nguyên tố cắt trái vì 113, 13, 3 lần lượt là các số nguyên tố.
Vậy số nguyên tố cắt trái lớn nhất hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, số nguyên tố cắt trái lớn nhất được tìm ra đó là số:

357.686.312.646.216.567.629.137

Quả là một con số khổng lồ ngoài sức tưởng tượng: Và, điều kinh ngạc hơn đó là tất cả các số có được theo quy tắc vừa nêu đều là các số nguyên tố.

Thật vậy: 357686312646216567629137, 57686312646216567629137, … , 9137, 137, 377 là các số nguyên tố.

Vậy có số nguyên tố cắt phải không ?
Có đấy bạn ạ! Số nguyên tố cắt phải là số mà ta cứ bỏ đi số cuối cùng bên tay phải ta sẽ lần lượt thu được các số nguyên tố. Tuy nhiên, con số nguyên tố cắt phải lớn nhất hiện nay lại khiêm tốn hơn rất nhiều so với số nguyên tố cắt trái. Cụ thể là:

73.939.133

nghĩa là nhỏ hơn đến 10^15 lần so với số nguyên tố cắt trái.. Và dĩ nhiên, các số 73939133, 7393913, 739391, …, 739, 73 và 7 đều là số nguyên tố.

Một vài thông tin hy vọng sẽ làm cho bạn thấy thú vị.

About 2Bo02B

Nguyễn Vũ Thụ Nhân (Mr) Lecturer Physics Department. HCMC University of Pedagogy

Thảo luận

1 bình luận về “Số nguyên tố cắt trái

  1. Thông tin khá thú vị

    Thích

    Posted by Hoang Thanh | 26/10/2007, 23:49

Bình luận về bài viết này

Translators & RSS

English French RussiaMaths 4 Physics (M4Ps)


Bạn hãy nhập địa chỉ email của mình để đăng ký theo dõi tin tức từ blog này và nhận những bài viết mới nhất qua địa chỉ email.

Join 2 786 other subscribers

Đôi lời

Bạn có thể theo dõi các lời bình liên quan đến lời bình của mình qua email bằng cách chọn dòng thông báo Báo cho bạn khi có người bình luận tiếp theo đề tài này bằng điện thư mỗi khi viết 1 lời bình.


Rất mong các bạn viết lời nhắn bằng tiếng việt có dấu nhé.

Để viết tiếng việt có dấu bạn dùng font chữ Unicode và bảng mã là Unicode UTF-8.


Để biết cách gõ công thức Toán học trong các lời nhắn ở trang web này, mời bạn đọc bài hướng dẫn tại đây hoặc bạn có thể xem bài hướng dẫn dùng MathType tại đây và bài tạo công thức trực tuyến tại đây


Get Well

Lời nhắn mới nhất

Dương Khánh Uyên trong Trang 2
Trần Thái An trong Trang 2
Chúc Chúc trong Xác suất có điều kiện
Hoang Anh trong Khai triển Taylor – Macl…
Trần Trung Đức trong Mẹo phân tích nhanh 1 phân…
Nhung Duong trong Trang 2
khoi trong Khai triển Taylor – Macl…
Minh pham trong Chuỗi Fourier Sine và Cos…
Minh Phạm trong Chuỗi Fourier
Anh Tuấn trong Cực trị (không điều kiện) của…